Thông tin cơ bản về phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nguồn nước thải được thải ra từ những hoạt động hàng ngày của con người như : nấu ăn, tắm giặt, vệ sinh,.... Những nguồn nước thải này thường có nhiều những chất độc hại và khí thải gây ô nhiễm môi trường như hàm lượng COD ,BOD rất cao. Vì thế cần phải có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt :
- Có nhiều mầm bệnh lây truyền .
- Có nhiều những vi sinh vật như giun ,sán ,vi rút, vi khuẩn ....
- Nước thải sinh hoạt thường rất nặng mùi và các thành phần ô nhiễm thường thấy là hàm lượng COD và BOD rất cao. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải có phương pháp để xử lý nước thải một cách tốt nhất, nhằm đem đến bầu không khí trong sạch cho cuộc sống của chúng ta.
Sau đây chúng ta cùng đi nghiên cứ về phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt một cách tốt nhất nhé. Để từ đó đánh giá tác động môi trường ĐTM một cách chính xác nhất.
- Mạng lưới thu gom nước thải : Nước thải được thải từ các khu dân cư và những nơi công cộng được dẫn theo các hệ thống thu gom rồi được chuyển về các trạm xử lý nước thải .
- Song chắn rác : Để bảo vệ thiết bị một cách an toàn nhất các bạn nên đưa hai lần song chắn rác để giúp loại bỏ hoàn toàn các rác thải có trong mạng lưới thu gom trước khi đưa vào quá trình xử lý .
- Bể điều lưu : Ở đây quý khách gắn một thiết khuấy trộn giúp hòa trộn đồng đều nước thải để ngăn ngừa quá trình lắng cặn gây ra mùi . Ở bể điều hòa các axit mạnh sẽ bị trung hòa và cân bằng PH .
-Bể kỵ khí : Nước thải sau khi được làm đồng đểu được đẩy sang đến bể lọc kỵ khí ở đây với tác dụng của hóa chất sẽ giúp bể lọc loại bỏ các hàm lượng BOD và BOD có trong nước nguồn .
Thông tin cơ bản về phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt |
- Bể hiếu khí : tại đây với tác dụng của máy thổi khí giúp cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa các chất hữu cơ thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và đồng thời xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý và giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật. Các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm đẩy nhanh quá trình khử COD ,BOD ,nitrat, phospho...trong nước thải .
- Bể lắng Hoạt tính :Nước sau khi được xử lý qua bể hiếu khí tiếp tục được đưa qua bể lắng hoạt tính và ở đây bùn được giữ lại ở đấy bể lắng một phần sẽ được hồi lại bể kỵ khí và một phần được đưa vào bể chứa bùn .
- Bể chứa bùn : Lượng bùn trong quá trình xử lý sẽ được chuyển đến một một bể chứa bùn .
- Bể khử trùng : Nước sau khi qua bể lắng hoạt tính nước sẽ được chuyển tiếp qua bể khử trùng giúp lọc và loại bỏ các cặn lơ lững trong nước nguồn và những vi khuẩn còn sót lại trước khi được thải ra ngoài môi trường.
Với một hệ thống xử lý nước thải như trên chắc chắn sẽ mang đến kết quả đánh giá tác động môi trường ĐTM một cách tích cực nhất. Hơn nữa còn mang tới một môi trường trong sạch cho cuộc sống của chúng ta.